Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

TIẾN TỚI ĐẠI HỘI HỌ VĂN QN-ĐN LẦN THỨ VI: Hình ảnh Đoàn QN-ĐN tại Đại hội Họ Văn Việt Nam

TIẾN TỚI ĐẠI HỘI HỌ VĂN QN-ĐN LẦN THỨ VI, hovanquangnamdanang.blogspot.com đăng một số bài, hình ảnh hoạt động của họ Văn nhiệm kỳ V. Hình ảnh Đoàn đại biểu họ Văn QN-ĐN tại ĐH thống nhất họ Văn VN tại Tp Huế (09/12/2012)
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU THỐNG NHẤT HỌ VĂN TOÀN QUỐC NHIỆM KỲ I - 2012-2017 Ghi chép của Văn Công Hòa • Đại hội thành công tốt đẹp: Tôn cử 17 uỷ viên Hội đồng họ Văn nhiệm kỳ I • Ông Văn Như Cương, phó giáo sư – tiến sĩ được Đại hội tôn cử làm Chủ tịch Hội đồng họ Văn Việt Nam nhiệm kỳ I. Sau 3 năm hoạt động của Hội đồng lâm thời họ Văn Việt Nam. *** Vào lúc 8 giờ 30 ngày 09/12/2012 ( 26/10/ÂL) đã có gần 200 đại biểu đại diện các chi, họ và phái nhánh toàn quốc có mặt tại Hội trường Đoàn An dưỡng 41 Bộ Quốc phòng, tại 99 Bùi Thị Xuân TP. Huế. Huế vốn rộn ràng trong nhịp sống tươi vui của thành phố cố đô với dập dìu bao đoàn khách thập phương đến tham quan du lịch, trong hai ngày 8 và 9 tháng 12 năm 2012 lại đón nhận vào lòng thêm một sự kiện Đại hội Đại biểu thống nhất họ Văn toàn quốc nhiệm kỳ thứ nhất 2012-2017. Từ trước đó hàng tháng Ban tổ chức Đại hội cùng với Họ Văn tỉnh Thừa Thiên Huế đơn vị vinh dự đăng cai Đại hội đã tất bật tiến hành các khâu chuẩn bị và ngày Đại hội đã đến... Sáng ngày 8/12: Các đoàn đại biểu lần lượt về đến Hội trường Đoàn 41 Bộ Quốc phòng 99 đường Bùi Thị Xuân. Đến đầu giờ buổi chiều Đại hội trù bị. Có thể nói tầm vóc ý nghĩa to lớn của Đại hội được thể hiện khá rõ trên biểu ngữ chính ở lễ đài: Đại hội Đại biểu thống nhất họ Văn toàn quốc nhiệm kỳ thứ nhất 2012-2017 làm phấn chấn mọi đại biểu. Hàng ngàn năm qua kể từ dòng họ Văn Việt Nam được sinh ra phát triển trên mọi miền đất nước đây là lần đầu tiên những đại biểu của hàng triệu triệu người họ Văn trong nước, ngoài nước đã hội ngộ. Những nụ cười tười rói, những cái bắt tay thật chặt, những vòng tay ôm nhau cũng thật chặt... nói lên bao điều trong đó ước vọng thống nhất họ Văn toàn quốc lại với nhau để cùng phát triển bền vững là ước vọng chính đáng được nhắc đi nhắc lại qua từng lời hỏi han trò chuyện, trong từng buổi mạn đàm ở từng đoàn và tại buổi Đại hội trù bị. Đại hội trù bị dân chủ - trách nhiệm sau khi bàn bạc đã thông qua chương trình làm việc. Đại hội có nhiệm vụ chính là thống nhất các họ tộc Văn Việt Nam lại thành một khối thống nhất từ Nam chí Bắc, tôn cử Hội đồng họ Văn toàn quốc, đề ra phương hướng nhiệm vụ 5 năm 2012-2017 và cho ý kiến nội dung khắc vào bia đặt tại cổng nhà thờ họ Văn tại Mai Hùng, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Có một điều khá đặc biệt tại Đại hội trù bị đại đa số Đoàn đại biểu đã tiến cử Phó giáo sư – tiến sĩ Văn Như Cương (hậu duệ tiến sĩ Văn Đức Giai) mời Cụ làm Chủ tịch hội đồng họ Văn nhiệm kỳ thứ nhất. Sáng ngày 9/12: 7 giờ 45 Đại hội chính thức khại mạc. Sau phần văn nghệ chào mừng và giới thiệu đại biểu, Ban tổ chức nhận hoa và thư chúc mừng các chi họ từ các tỉnh thành mang, gửi về. Ông Văn Tiến Thao chủ tịch lâm thời họ Văn toàn quốc đọc diễn văn nhiệt liệt hoan nghênh các đoàn đại biểu họ Văn trong cả nước đã hoan hỉ về dự đại hội mang đến đại hội niềm tin sức mạnh và tình đoàn kết to lớn. Ông Văn Tiến Thao cũng đã thay mặt Hội đồng họ Văn lâm thời báo cáo hoạt động của Hội đồng lâm thời các hoạt động của họ Văn từ năm 2007 đến trước Đại hội nầy và các hoạt động của bà con họ Văn, hội đồng gia tộc họ Văn trong cả nước trước lâu nay. Tiếp sau là phát biểu tham luận của Đoàn Đại biểu họ Văn tỉnh Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc, Nghệ Tĩnh, Quảng Nam Đà Nẵng, Quảng Trị,... và tham luận của anh Văn Thanh Sơn đại biểu cho tuổi trẻ họ Văn cả nước. Tất cả các tham luận đều hoan nghênh và bày tỏ vui mừng trước sự kiện quan trọng của Đại hội thống nhất họ Văn toàn quốc nhiệm kỳ thứ nhất 2012-2017. Nhiều tham luận đề nghị với đại hội nhiều ý kiến thiết thực nhằm củng cố hơn nữa tình đoàn kết gắn bó bà con họ Văn toàn quốc. Đại hội tôn cử 17 vị vào Hội đồng họ Văn nhiệm kỳ I (2012-2017), Phó giáo sư – tiến sĩ Văn Như Cương được tôn cử làm chủ tich Hội đồng họ Văn toàn quốc nhiệm kỳ I (2012-2017). Về nội dung khắc vào bia đá tại cổng nhà thờ họ Văn Việt Nam Đại hội nhất trí ghi danh tất cả các họ Văn trong cả nước, xếp theo đơn vị tỉnh, thành phố, và sắp xếp theo thứ tự A, B. C... Đại hội thông qua nghị quyết giao Ban chấp hành Hội đồng họ Văn thành lập các ban trong đó có ban soạn thảo lai lịch dòng họ Văn Việt Nam trên tinh thần chính xác – khoa học theo đúng tài liệu chính sử, gia phả và sẽ thảo luận một cách dân chủ rộng rải tôn trọng ý kiến của từng họ tộc trong cả nước tránh làm chủ quan và vội vả. Đại hội kêu gọi bà con họ Văn trong ngoài nước tiếp tục đóng góp ngân quỹ để xây dựng các hạng mục công trình còn lại của nhà thờ họ Văn Việt Nam. Ngay tại đại hội nhiều bà con đã đăng ký từ 500.000 đồng đến 50.000.000 đồng/ người. Đại hội Đại biểu thống nhất họ Văn toàn quốc lần thứ nhất nhiệm kỳ 2012-2017 kết thúc thành công mang đến biết bao niềm phấn khởi tạo ra bao niềm tin yêu mới trong tất cả bà con họ Văn!./. Văn Công Hòa (QN-ĐN)

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI HỌ VĂN QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG LẦN THỨ VI NHIỆM KỲ 2016-2021

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI HỌ VĂN QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG LẦN THỨ VI NHIỆM KỲ 2016-2021 SẼ TỔ CHỨC VÀO NGÀY MỒNG 4 THÁNG BA NĂN BÍNH THÂN (10/04/2016) TẠI ĐIỆN BÀN, QUẢNG NAM

HỌ VĂN PHÚ LÀNG MỸ XUYÊN ĐÔNG HỘI NGHỊ NÀNG DÂU LẦN THỨ I

Tiếp sau những hoạt động hiệu quả của Hội Nàng dâu họ Văn Công làng Mỹ Xuyên Đông sáng nay họ Văn Phú làng Mỹ Xuyên Đông khai mạc hội nghị thành lập Hội Nàng dâu. Có hơn 100 nàng dâu về dự và công cử 7 bà vào BCH nhiệm kỳ I. Hội nghị biểu dương những nỗ lực của nàng dâu trong mọi việc gia đình, họ tộc. Tán dương 40 bà quả phụ đã đảm đang việc nhà việc tộc nuôi con nên người... Tin ảnh HV

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

HỌ VĂN QN-ĐN CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI VI

Hình ảnh hội nghị:
Hội đồng họ Văn QN-ĐN hội nghị chuẩn bị Đại hội lần thứ VI CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI Ngày 6/3/2016: Hội nghị bàn công tác tổ chức Đại hội. Ngày 10/04/2016 (04/Ba năm Bính Thân): - 7 giờ đến 7 giờ 45 tiếp đón các đoàn đại biểu - 8 giờ văn nghệ chào mừng Đại hội - 8 giờ 30 . Diễn văn khai mạc Đại hội . Báo cáo tổng kết, Phương hướng nhiệm vụ. . Tham luận của các đoàn: . Về xây dựng trùng tu từ đường (họ Văn Công làng Thanh Châu) . Về hiếu để chúc thọ (họ Văn Đức làng Xuân Đài) . Về khuyến học khuyến tài (họ Văn Phú làng Xuyên Đông) . Về hội Nàng dâu họ Văn Công làng Mỹ Xuyên, Nam Phước. . Phát biểu của địa phương . Phát biểu của đại biểu họ Văn Việt Nam . Thảo luận phương hướng nhiệm vụ: In Phả ký họ Văn QN-ĐN, Xây dựng Quy ước họ Văn QN-ĐN. . Công cử Hội đồng họ Văn QN-ĐN nhiệm kỳ VI . Thông qua nghị quyết Đại hội . Diễn văn bế mạc 11 giờ 30 mời dự tiệc trà thân mật, văn nghệ. ------- Liên hệ ĐT: 0935552604 - 01202377263 Email: h.vandientrung@gmail.com

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016

LÀNG ĐÔNG BÀN

VĂN CÔNG BIÊN (VĂN NGỌC BIÊN)
Làng Đông Bàn nay là một phần của xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Từ xưa tổ tiên ta đã thiết kế ngôi làng xem rất khoa học, vừa thuận lợi cho sự sinh hoạt cộng đồng, vừa tạo một cảnh quang cân đối thật đẹp mắt. Làng chia thành 2 khu vực dân cư: Khu phía Bắc dọc theo bờ sông nhánh Thu Bồn và con đường hương lộ lớn thông với các làng bên cạnh, dân cư quy tụ thành 4 ấp: Ấp Hòa Bình, ấp Đông Hà, ấp Bắc Tân và ấp Tây Xuyên, xưa gọi là từ ấp. - Khu phía nam dọc theo bờ sông Thu Bồn và con đường Tổng lộ, thông với các xã trong Tổng, dân cư quy tụ thành 2 ấp: Ấp Nam Dương và ấp Tây Hà gọi là Nhị ấp. Các ấp đều cư trú dọc bờ sông nên địa danh có chữ: Hà, Xuyên, Tân. Hai khu dân cư Bắc – Nam đối diện nhau phần gữa là cánh đồng rộng lớn, vùng ruộng đất cày cấy của xã dân. Khu trung tâm làng nằm giữa cánh đồng là công trình của cộng đồng làng do làng xã quản lý, nơi dân làng thường lui tới, gồm có: Đình làng, chùa, nhà thờ Tiền hiền và trường học. Nối liền giữa hai khu dân cư và khu trung tâm là con lộ lớn thuộc nội bộ giao thông để: Dân làng liên lạc với nhau, đến khu trung tâm và hàng ngày làm việc đồng án trên cánh đồng. Xã nằm trên địa bàn Gò Nổi, hai cạnh Bắc – Nam đều giáp sông, nên mỗi khu đều có bến đò ngang: Khu Bắc có đò Lam, khu Nam có đò Dật, để nhân dân các nơi thông thương với xã. Các công trình văn hóa bố trí rãi rác khắp xã, công trình do xã quản lý gồm có: Đình là nơi thờ thần, cầu phò hộ cho phong điều võ thuận, quốc thái dân an, và cũng là trụ sở hành chánh xã, nơi làm việc và hội họp của viên chức xã (nhóm việc làng) và nơi tập họp xã dân khi có lễ hội. Viên chức xã có chánh phó Lý trưởng và ngủ hương. - Chùa làng thờ Phật, nơi phật tử trong làng đến tụng niệm, có thầy cư sĩ lo hương khói. - Trường học (có tấm biển hiệu Đông Bàn trường sơn son thép vàng bằng chữ nho) có từ thời vua Khải Định gọi là hương trường có hương sư giảng dạy, học cả hai môn Quốc ngữ và chữ Nho. - Nhà thờ tiền hiền thờ các vị: Tứ tánh Triệu Cơ (họ Phạm, Nguyễn, Hồ, Văn), Cửu tông, tứ Công Đức và các vị Thỉ Tổ chư tộc tánh trong xã. Các công trình khác của xã, bố trí ở 2 khu dân cư: Khu Bắc (tứ ấp) có miếu Thần Húc, nền thần nông và Văn Thánh làng (Hội tư văn) khu Nam (nhị ấp) có miếu Thành Hoàng, tại đây lại có một kiến trúc đồ sộ là: Văn thánh (Văn từ phủ) của Huyện Diên Phước xưa, nay là hai phủ huyện Điện Bàn và Đại Lộc, do quan thân của hai phủ huyện này lập nên (quan thân xuất thân khoa bảng từ tú tài trở lên) để thờ phụng đức Khổng tử, tứ phối, thập triết và thất thập nhị hiền. - Về hành chánh xã có: Lý trưởng, các phó lý trưởng và ngủ hương: Hương bộ lo về bộ đinh, bộ điền (dân số, ruộng đất) Hương kiểm phòng kiểm gian phi, trật tự trị an. Hương mục lo đường sá cầu cống. Hương sắc giữ thần sắc Hương dịch (Trùm) lo dịch vụ… - Ấp tuy không phải là đơn vị hành chánh, chỉ là hội thờ cúng, cầu an nhưng theo hương ước nó cũng có phần giúp xã giữ gìn trật tự trong ấp. Ban chức dịch ấp gồm có: Hội chủ, thủ bổn, tư lễ, tư nhạc, thủ khoán và ấp trưởng (trưởng mà lại là chức nhỏ nhất trong ấp) chuyên làm tạp dịch. Xã không làm việc thường trực, chỉ khi nào có công việc thì nhóm trống đình viên chức họp mặt giải quyết gọi là nhóm làng. - Tộc họ: Trước 1945, xã có 26 tộc, mỗi tộc có nhiều phái, chi, có từ đường bổn tộc, phái, chi. Chức dịch tộc có tự tôn, tộc biểu, bảo tộc, thủ bổn….do tộc cử, riêng tộc biểu và bảo tộc khi cử xong hai chức vụ này phải có văn bản trình làng. - Đối nội bộ: Tộc có nhiệm vụ nhắc nhở và giúp đỡ tự tôn lo việc thờ cúng tổ tiên, giáo dục con dân trong tộc, giữ gìn tôn ty trật tự trong tộc, giải quyết những tranh chấp trong dân tộc, có thể thừa mệnh tổ tiên phạt vạ những phần tử trong Tộc phạm tội bất hiếu, ngổ nghịch, phạm luân lý . - Đối với làng xã, Tộc là đơn vị cơ sở của làng, có chức tộc biểu (đại biểu của tộc) tham dự việc làng, tham gia công cử lý trưởng (1 phiếu bầu cử) con dân trong tộc phạm lỗi, tộc cũng phải chịu một phần trách nhiệm trước làng xã. Làng Đông Bàn nay cùng với các làng cũ khác họp thành liên xã Điện Trung gồm: Đông Bàn, Phú Lãnh, Lư Ngư, Phú Bàn, Lãnh Đông, Bàn Lãnh, Trừng Giang, Dinh Trận Tây và Kỳ Lam ấp Nam. Bộ máy chính quyền đoàn thể xã gồm có: Đảng ủy xã, Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban nhân dân xã, Mặt trận tổ quốc VN xã. Các đoàn thể có ban chấp hành, thanh niên, phụ nữ, nông hội, hội cựu chiến binh, thôn có chi ủy, đoàn thể thôn. Sau chiến tranh (1975) từ các nơi sơ tán, nhân dân trở về đều tập trung lại hai khu cư trú cũ nên nhìn trên địa bàn Đông Bàn không khác mấy, nhưng về chi tiết thì có thay đổi nhiều. Do sau chiến tranh không còn nhà cửa nên chính quyền quy hoạch lại: Mở đường, phân lô vườn tược sắp xếp nhà cửa theo quy định. Đường sá rộng rãi được bê tông hóa xe cộ lưu thông thuận tiện. Quy hoạch mồ mã tập trung thành một nghĩa địa, phân ra từng nghĩa trang tộc họ. Các mộ địa cũ sau khi thiên di mồ mã, nay thành ruộng đất cày cấy nên diện tích đất canh tác được mở rộng. Nông nghiệp phát triển nhờ có kỹ thuật khoa học nên sản lượng lương thực tăng cao, đời sống nhân dân khá lên. Nhìn chung trên quá trình xây dựng làng xã từ trước đến nay, nhân dân ta đã một lòng kế thừa sự nghiệp xây dựng của tổ tiên ta, cùng tô điểm cho hương thôn ngày một tươi đẹp, thuận tiện cho nhân dân an cư lạc nghiệp để khỏi phụ công đức của tiền nhân. VCB