Cộng đồng các Họ Tộc Việt Nam
Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2018
KẾ HOẠCH BIÊN SOẠN PHẢ KÝ
KẾ HOẠCH BIÊN SOẠN CUỐN PHẢ KÝ HỌ VĂN QUẢNG NAM-ĐÀ NẴNG
(Từ khai cơ đến 2016)
Phả ký là lịch sử tổng hợp, toàn diện, chi tiết của một họ tộc theo lối văn viết sử, gãy gọn, trong sáng, chọn chữ chính xác, chuyên môn.
Từ văn bia mồ mả, các giấy tờ (Phổ hệ, trích lục ruộng đất, sắc, giấy khen tặng…) do gia đình, họ tộc lưu giữ, các tư liệu lịch sử trong xóm, làng, xã, huyện… để làm cơ sở viết bài phả ký. Nó là bài văn khó viết nhất.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Bài phả ký viết đạt là bài phản ánh đầy đủ lịch sử của dòng họ từ xưa cho đến nay, cộng với việc xác định rõ tính chất, đặc điểm của dòng họ và phương hướng xây dựng dòng họ theo quan niệm mới hiện nay.
YÊU CẦU
– Nỗ lực gom góp tư liệu thật đầy dủ, sưu tra tỉ mỉ sự việc thì chất lượng bài phả ký càng sâu sắc.
– Vận dụng quan điểm toàn diện, lịch sử, phát triển đúng đắng về gia đình – dòng họ, về xây dựng gia đình – dòng họ thể hiện trong bài phả ký.
– Chấp bút với thái độ kiên trì, giọng văn nghiêm túc, tham khảo ý kiến với nhiều người về bài viết.
NỘI DUNG: Bố cục hợp lý, gồm:
– Phần trên đoạn: Nêu nội dung, ý nghĩa, tác dụng của gia phả trong đời sống các dòng họ, có liên hệ tới sử của đất nước. Có thể nêu xuất phát từ động cơ nào mà mình dựng bộ phả này.
– Nội dung chính yêu cầu chính xác, điều gì chưa rõ không viết.
Phát tích dòng họ: Xác định ông/bà Thỷ tổ (tổ đời 1). Nêu: Tên tuổi, nhất là năm sinh (theo phương pháp gia phả để xác định được năm sinh), năm mất, cưới bà ở tổ quán nào, họ gì, con nhà ai, tông tích, lai lịch, hành trạng, và đã sinh ra mấy người con.
– Tổ quán: Đây là một phần của không gian sinh tồn, nói địa lý hành chánh, lịch sử, văn hóa của ông/bà tổ, nói cách khai cơ lập nghiệp, nơi chứa đựng bao kỷ niệm của con cháu, hậu duệ.
– Nêu quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân: Đây là hai mối quan hệ cơ bản để duy trì nòi giống: Trước hết nói về các đời (các thế hệ), có bao nhiêu đời, mỗi đời tương ứng với thời kỳ lịch sử nào...
Tổng số đời từ xưa đến nay có ước lượng (hoặc chính xác) là bao nhiêu người… đời sống văn hóa những đóng góp tại ĐN-ĐN...
(Phần nầy có đề cương riêng).
TỔ CHỨC BIÊN SOẠN:
Hội đồng Họ Văn QN-ĐN (HĐ HVQN-ĐN) có nhiệm vụ tổ chức biên soạn cuốn Phả Ký với sự nỗ lực thực hiện của toàn thể HĐGT Văn và bà con họ Văn tỉnh, thành phố QN-ĐN đang ở quê, làm ăn định cư các nơi trong và ngoài nước.
HĐ HVQN-ĐN thành lập
1/ Ban biên tập có trách nhiệm triển khai mọi công việc liên quan đến biên soạn Phả Ký.
2/ Ban thẩm định nội dung Phả Ký.
Nhân sự do HĐ HVQN-ĐN phối hợp với HĐGT họ Văn trong tỉnh, tp QN-ĐN; các BLL, Hội của họ Văn QN-ĐN đề cử.
HĐGT các họ Văn trong QN-ĐN cung cấp các dữ liệu về dòng họ cơ sở theo đề cương, chủ tịch HĐGT ký xác nhận và thông qua HĐ HVQN-ĐN trong cuộc họp chuyên đề Phả Ký.
Cử một thành viên chịu trách nhiệm về bài Phả Ký của dòng họ dài không quá 3 trang vi tính cỡ chữ 13, ngoài bài viết mỗi họ tộc gởi 4 ảnh về gia tộc, một sơ đồ phả hệ.
Sau khi biên soạn bản thảo HĐ HVQN-ĐN họp Ban biên tập và Ban thẩm định Phả Ký thông qua nội dung.
KINH PHÍ THỰC HIỆN CÔNG TÁC BIÊN SOẠN
a/ Biên tập:
Trong hai năm qua tuy HĐ HVQN-ĐN đã nhiều lần triển khai với cách làm mỗi họ tộc rự viết bài Phả ký của họ tộc mình chuyển cho HĐ góp ý nâng cao nội dung nhưng đa số chưa hoặc không thực hiện được, nay HĐ HVQN-ĐN hợp đồng với các nhà báo có nghiệp vụ về viết Phả ký tham gia viết theo hợp đồng mỗi bài 2 triệu đồng.
Kinh phí tổ chức biên tập là 36 triệu đồng.
Về kinh phí in ấn sẽ liên hệ nhà xuất bản sau khi hoàn thành biên soạn.
Vậy HĐ HVQN-ĐN kính đề nghị HĐGT, bà con họ Văn QN-ĐN tích cực tham gia để trong năm 2018 hoàn thành nội dung Phả ký họ Văn QN-ĐN.
QN-ĐN ngày 12/01/2018
TM/ HỘI ĐỒNG HỌ VĂN QUẢNG NAM-ĐÀ NẴNG
Chủ tịch
Văn Đức Đổng
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)