Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

HỌ VĂN CÔNG LÀNG THANH CHÂU XÃ DUY CHÂU HUYỆN DUY XUYÊN TỈNH QUẢNG NAM



Ông Văn Công Chiến (bìa phải) Tộc trưởng họ Văn Công làng Thanh Châu đại diện HĐGT nhận bức hoành phi ĐỒNG CĂN NHẤT BỔN do Hội đồng họ Văn QN-ĐN và HĐGT các họ Văn trong QN-ĐN trao nhân lễ khánh thành từ đường năm 2010.
Theo Gia phả và bút tích chữ nho của Tổ tiên để lại Ngài Thuỷ  Tổ họ Văn Công là Tiền hiền làng Thanh Châu (xã Duy Châu huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam).

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Đền Tướng quân Văn Quảng Đạt

Đền tướng quân Văn Quảng Đạt - Nguồn ảnh dulichsamson
Đền Tướng quân - Họ Văn (Nơi thờ Tướng quân Văn Quảng Đạt). Đây là nhà thờ Đại từ đường tộc họ Văn ở Sầm Sơn, thờ tổ tiên họ Văn như các chi: Văn Quảng, Văn Như, Văn Đức, Văn Đình, Văn Duy, Văn Tiến, Văn Thư, Văn Doãn, Văn Huy, Văn Thế, Văn Công, Văn Hoa, Văn Hữu, Văn Khắc, Văn Viết, (gọi chung là nhà thờ họ Văn), trong đó thờ Tướng quân Văn Quảng Đạt là vị tổ (*).

 Tương truyền ngôi đền được xây dựng ngay sau khi tướng quân Văn Quảng Đạt qua đời (1514) khi nhà Vua cho phép nhân dân ở đây xây dựng đền thờ ngài làm Phúc Thần. Ngôi đền ban đầu có kiến trúc hình chữ Đinh mà nhân dân quen gọi là kiến trúc hình chuôi vồ bao gồm cổng, sân và từ đường. Tuy nhiên qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, cùng với sự tác động mãnh mẽ của thiên tai khắc nghiệt thì toàn bộ kiến trúc của ngôi đền đã bị hủy hoại nghiêm trọng. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo (lần gần đây nhất là năm 2002) được bà con trong dòng họ Văn tổ chức xậy dựng lại mới như ngày nay.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

HỌ VĂN QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG VÀ THANH BA THANH HOÁ

NHIỀU GIA PHẢ HỌ VĂN QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG GHI GỐC TỪ THANH BA (THANH HOÁ)

 
Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam và là một tỉnh lớn, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt.
Cách đây khoảng 6000 năm đã có người sinh sống tại Thanh Hóa. Các di chỉ khảo cổ cho thấy nền văn hóa xuất hiện đầu tiên tại đây là văn hóa Đa Bút. Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trước văn hóa Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối - Quỳ Chữ tương đương với các văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Munlưu vực sông Hồng. Và sau đó là nền văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đã toả sáng rực rỡ trong đất nước của các vua Hùng.[2]
Thanh Hóa là tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắcmiền Trung Việt Nam trên nhiều phương diện. Về hành chính, Thanh Hóa là tỉnh cực bắc Trung Bộ, tiếp giáp với Tây Bắc Bộđồng bằng Bắc Bộ. Về địa chất, miền núi Thanh Hóa là sự nối dài của Tây Bắc Bộ trong khi đồng bằng Thanh Hóa là đồng bằng lớn nhất Trung Bộ, ngoài ra một phần nhỏ (phía bắc huyện Nga Sơn) thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Về khí hậu, Thanh Hóa vừa có kiểu khí hậu của miền Bắc lại vừa mang những hình thái khí hậu của miền Trung. Về ngôn ngữ, phần lớn người dân nói phương ngữ Thanh Hóa với vốn từ vựng khá giống từ vựng của phương ngữ Nghệ Tĩnh song âm vực lại khá gần với phương ngữ Bắc Bộ.
Thanh Hóa bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 24 huyện, với diện tích 11.133,4 km2 và số dân 3,405 triệu người với 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Khơ-mú[3], trong đó có khoảng 355,4 nghìn người sống ở thành thị.[4] Năm 2005 Thanh Hóa 2,16 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh, lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%.[2] 
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

Ô CHÂU CẬN LỤC CỦA DƯƠNG VĂN AN




Ô Châu cận lục (chữ Hán: 烏州近錄, có nghĩa "ghi chép về Ô Châu gần đây") do Dương Văn An (楊文安) (15141591) làm từ năm 1553, sửa chữa và ấn hành vào năm 1555, dưới triều vua Mạc Tuyên Tông[1]. Đây là tài liệu "địa phương chí sớm nhất"[2] của Việt Nam, ghi chép về nhiều phương diện như núi sông, thành quách, phong thổ, nhân vật...của dải đất miền Trung từ Quảng Bình trở vào đến Quảng Namthế kỷ 16[3].
Châu Ô là tên cũ của vùng đất từ đèo Lao Bảo đến lưu vực sông Thạch Hãn[4] ở phía nam tỉnh Quảng Trị. Châu Ô cùng với Châu Lý là vùng đất cũ của vương quốc Chăm Pa.
Năm 1306, vua Chăm Pa là Chế Mân sai sứ dâng chiếu cầu hôn công chúa Huyền Trân đến vua Trần Anh Tông của Đại Việt. Vua Trần bằng lòng gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân và nhận hai châu Ô và Lý mà Chế Mân đã dâng làm vật sính lễ. Nhà Trần đổi châu Ô làm Thuận Châu, và châu Lý làm Hoá Châu.

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

NGÀY MỒNG 10 THÁNG BA ẤT MÙI (28/04/2015) KHÁNH THÀNH BÁI ĐƯỜNG NHÀ THỜ HỌ VĂN VIỆT NAM

Giấy mời 
của Hội đồng Họ Văn Việt Nam 
mời dự lễ Giỗ Tổ và lễ khánh thành bái đường 
nhà thờ họ Văn Việt Nam 
tại thị xã Hoàng Mai tỉnh Nghệ An.
Thời gian từ 14 giờ ngày mồng 9 đến sáng mồng 10 năm 
Ất Mùi (27, 28/04/2015)
        
Hội đồng họ Văn QN-ĐN 
kính mời 
quý HĐGT Văn trong tỉnh & Tp QN-ĐN 
cử đại biểu về dự lễ.
            Điện thoại về Thường trực 
Hội đồng họ Văn QN-ĐN 
trước ngày 6 tháng 3 Ất Mùi 
đăng ký để tiện việc tổ chức đi lại.



Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

HỌ VĂN CÔNG LÀNG ĐÔNG BÀN GIỖ TỔ 28 tháng Hai Ất Mùi


Họ Văn Công làng Đông Bàn là một trong tứ tánh Tiền hiền làng Đông Bàn (Tứ tánh Họ Phạm, họ Nguyễn, họ Hồ, họ Văn). [Theo sách Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An xuất bản năm 1555 làng Đông Bàn là một (ghi số thứ tự thứ 4) trong 66 xã hiệu thuộc Điện Bàn, Triệu Phong cũ. Sau năm 1954 là xã Phú Thọ, huyện Điện Bàn, Quảng Nam - nay xã Điện Trung thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. Trước đây làng thuộc Phù Kỳ (có 26 làng) về sau có thêm tên gọi là vùng Gò Nổi gồm 3 xã Điện Phong, Điện Trung, Điện Quang)].

Theo gia phả quý Ngài Tiền hiền từ Bắc vô Nam khai cơ lập nghiệp theo chiếu Chiêu dân lập ấp của vua Lê Thánh Tông (Hồng Đức nhị niên 1471). Gia phả ghi rõ Ngài Tiền hiền họ Văn Công làng Đông Bàn gốc Hoan Châu Xứ Bắc. http://hovanquangnamdanang.blogspot.com/2015/04/xu-nghe-la-ten-chung-cua-vung-hoan-chau.html
Họ Văn Công làng Đông Bàn có 3 phái sau chiến tranh năm 1975 đa số người họ Văn Công ở lại các thành phố, thị xã miền Nam, một số ở miền Bắc.
Ngôi từ đường cũ qua chiến tranh không còn, năm 2001 bà con nội ngoại họ Văn Công làng Đông Bàn ở khắp nơi đã cùng với bà con nội ngoại tại quê nhà đóng góp công của tái tạo ngôi từ đường tại làng Đông Bàn. Từ đó họ Văn Công làng Đông Bàn duy trì tốt việc tộc họ, tham gia tốt các việc xóm làng, việc tộc họ Văn Quảng Nam - Đà Nẵng, bà con họ Văn Công ở địa phương sản xuất kinh doanh, làm nghề làm thợ, dạy học... ổn định cuộc sống và góp phần phát triển Kinh tế - Xã hội - Văn hoá sở tại.
Trước đây lễ Giỗ Tổ họ Văn Công làng Đông Bàn vào ngày mồng 6 tháng Ba Âm lịch nhưng không thuận lợi do lễ đúng vào thời điểm thu hoạch mùa vụ nông nghiệp nên từ năm 2001 (năm khánh thành ngôi từ đường mới) đổi ngày Giỗ Tổ - Chạp mả - Tu bổ mộ ông bà vào ngày 28 tháng Hai Âm lịch hằng năm.
Bia mộ Ngài Tiền hiền tứ tánh do dân làng phụng lập nội dung bia mộ Tiền hiền họ Văn Công: Đông Thổ Triệu Cơ Văn Tín Trai Chi Mộ - Bổn Xã Quan Viên Sĩ Thứ Đồng Phụng Lập. Trên mộ ghi Khai Tất Tiên và tại từ đường dân làng làng Đông Bàn đi bức hoành phi mang bốn chữ Nôm: Công Đại Ư Sơ.
Mộ Ông Bà Ngài Triệu cơ Văn Tín Trai, mộ Tiên thế và tiên linh ông bà 3 phái hiện toạ lạc Nghĩa địa họ Văn Công trong Nghĩa địa các họ tộc xã Điện Trung (thôn Nam Hà 1 xã Điện Trung thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam).



Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

DANH NHÂN HỌ VĂN VIỆT NAM



1. Văn Thế:
- Năm 1250 đời nhà Trần Ông Văn Thế được phong là Chế Đại Vương, con cháu của Ông đều có công lớn dẹp giặc và được phong quyền cao chức trọng.

2. Văn Tướng Công:
- Trì Uy Tướng Quân Cẩm Vệ.
- Võ huân tướng quân thần, Hùng nghị Đại vương Văn tướng quân.
(gia phổ Chi Lạc phố-Hà Tĩnh)

3. Văn Tướng Công:
- Quả cảm Tướng Quân Cẩm Y.
- Anh liệt tướng quân đô chỉ huy sứ Phúc Thành hầu Văn tướng quân.
(gia phổ Chi Lạc phố-Hà Tĩnh)

ĐỊA CHỈ - SỐ ĐIỆN THOẠI CÁC HỌ VĂN QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG



    18 thành viên

1-      Văn Hữu làng Na Kham xã Điện Quang thị xã Điện Bàn ĐT 01223432201
2-      Văn Đức làng Xuân Đài xã Điện Quang thị xã Điện Bàn ĐT 0935552604
3-      Văn Công làng Đông Bàn xã Điện Trung thị xã Điện Bàn ĐT 01225970173 - 01202377263
4-      Văn Công làng Thanh Châu xã Duy Châu huyện Duy Xuyên ĐT 0905402856

XỨ NGHỆ LÀ TÊN CHUNG CỦA VÙNG HOAN CHÂU



Gia phả họ Văn Công làng Đông Bàn ghi rõ Ngài Thuỷ Tổ họ Văn Công một trong quý tứ tánh Triệu Cơ làng Đông Bàn, Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam gốc Hoan Châu xứ Bắc.
Nhân dịp về dự Lễ khánh thành nhà thờ họ Văn Việt Nam tại núi Sứ thị xã Hoàng Mai tỉnh Nghệ An (ngày 10 tháng 3 năm Canh Dần - 23/04/2010), đoàn đại biểu họ Văn Quảng Nam - Đà Nẵng thăm từ đường và nhà ông tộc trưởng họ Văn ở Hoàng Mai, tộc trưởng và các cụ trưởng lão xác nhận "Đây là địa danh thuộc vùng Hoan Châu xưa". 
Như vậy xứ Nghệ mà họ Văn tại đây đã an cư lập nghiệp lâu đời, nơi có mộ Tổ họ Văn Việt Nam là nơi phát xuất của họ Văn làng Đông Bàn như gia phả đã ghi.  (Xứ Nghệ đồng thời với các đơn vị hành chính khác lúc bấy giờ như: xứ Kinh Bắc, xứ Sơn Nam, xứ Đông, xứ Đoài, xứ Thanh Hóa, xứ Lạng Sơn...)

Núi Hồng sông Lam

Xứ Nghệ là tên chung của vùng Hoan Châu (驩州) cũ từ thời nhà Hậu Lê, tức Nghệ AnHà Tĩnh hiện nay.
Hai tỉnh này cùng chung một vùng văn hóa gọi là văn hóa Lam Hồng, có chung biểu tượng là núi Hồng - sông Lam.

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015

HỌ VĂN ĐỨC LÀNG XUÂN ĐÀI, ĐIỆN QUANG, ĐIỆN BÀN: TẾ XUÂN VÀ CHÚC THỌ

 Sáng ngày 17 tháng Hai Ất Mùi (05/04/2015) họ Văn Đức làng Xuân Đài Tế Xuân & Chúc thọ 65 cụ ông cụ bà là con cháu nội ngoại từ 70 tuổi trở lên.
* Đại biểu Hội đồng họ Văn Việt Nam * Đại biểu Hội đồng họ Văn QN-ĐN * Đại biểu các HĐGT Văn trong tỉnh QN, Tp ĐN * Đại biểu Chính quyền, Mặt trận  địa phương * Bà con nội ngoại bổn tộc Văn Đức làng Xuân Đài về dự.


Văn nghệ chào mừng