Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

DANH NHÂN HỌ VĂN VIỆT NAM



1. Văn Thế:
- Năm 1250 đời nhà Trần Ông Văn Thế được phong là Chế Đại Vương, con cháu của Ông đều có công lớn dẹp giặc và được phong quyền cao chức trọng.

2. Văn Tướng Công:
- Trì Uy Tướng Quân Cẩm Vệ.
- Võ huân tướng quân thần, Hùng nghị Đại vương Văn tướng quân.
(gia phổ Chi Lạc phố-Hà Tĩnh)

3. Văn Tướng Công:
- Quả cảm Tướng Quân Cẩm Y.
- Anh liệt tướng quân đô chỉ huy sứ Phúc Thành hầu Văn tướng quân.
(gia phổ Chi Lạc phố-Hà Tĩnh)

4. Văn Tướng Công:
           - Văn Tướng Công Bao phong hoạn mậu Trung Khạc Đại vương. Đậu Tiến sĩ năm 1484 (năm Hồng Đức thứ15) đời vua Lê Thánh Tông . Ông làm quan ở Sơn Tây-Tuyên Quang-Hưng Hóa.
 (Theo bài viết của CN Sử học: Văn Đức Hòa - Một số khảo cứu về Đại Tộc Văn)

5. Văn Tướng Công:
- Văn Quận Công tự Phúc Thành.
- Nam Đô đốc Lang Hầu tự Trung Chức Phủ Quân
(gia phổ Chi Thiện kỵ - Nghệ An)

6.  Kinh Môn Phủ Văn Quý Công tự Huệ Chính (Thuần Tín):
- Ông Huệ Chính làm quan khoảng trước năm 1527 thời Hậu Lê
 (Theo bài viết của CN Sử học: Văn Đức Hòa - Một số khảo cứu về Đại Tộc Văn)

7. Văn Viết Dụ:
- Ông Văn Viết Dụ  làm quan vào thời Lê Chiêu Tông 1516. Sau khi mất được sắc phong Tổng Đốc Kiêm Long Hầu Văn Quý Công. Có người em trai là: Văn Viết Nhu giữ chức Cai Tri Phó Tướng Thắng Lộc Hầu
(Theo gia phả Văn Viết Tộc – Hà Trung Phủ Thuận Hóa)

8. Văn Đình Nhậm:
- Quận Công Văn Đình Nhậm (?-?)  quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh là thân sinh của Ông Văn Đình Dận.

9. Văn Đình Dận:
- Đời vua Lê Dụ Tông (1705-1729) có Ông Văn Đình Dận (1703-1754)  thi đỗ Tạo Sỹ Xuất Thân (Tiến Sỹ Võ) vào năm 22 tuổi – Năm Bảo Thái thứ 5 (1724). Ông được cử làm lưu thủ các trấn Tuyên Quang, Sơn Tây.
Năm 1740. Trịnh Doanh (1740-1767) đem cả đại quân đàn áp các phong trào khởi nghĩa khắp nơi, Thăng Long bỏ trống. Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển (em ruột Nguyễn Cừ) cùng tướng Trần Thiện đem quân chiếm Thăng Long, Ông đem quân cứu nguy cho chúa Trịnh và được thăng chức Điều Quận Công. Khi mất Ông được truy tặng Đại Vương phong Phúc Thần.
         (Trích Những người họ Văn nổi tiếng - cập nhật qua hovanvietnam.com)

10. Văn Đình Ức:
- Năm 1745. Đời vua Lê Hiển Tông (1740-1786) Cảnh Hưng năm thứ 5. Họ Mạc từ Long Châu (Trung Quốc) đem quân về vây hãm Thái Nguyên. Lưu thủ Văn Đình Ức (Con Ông Văn Đình Dận) cùng Thống lĩnh Hoàng Ngũ Phúc giải vây được trấn thành. Ông Được phong tặng Quảng Quận Công.
                 (Trích Việt Nam những sự kiện lịch sử từ Khởi thủy-1858 trang 334)

11. Văn Đình LượngVăn Đình Toại:
- (Con Ông Văn Đình Dận) đều đỗ Tạo Sỹ Võ và đều cầm quân.
         (Trích Những người họ Văn nổi tiếng - cập nhật qua hovanvietnam.com )

12.-Văn Đình Cung:
 - (Cháu Ông Văn Đình Dận) đỗ Tạo Sỹ Võ giữ chức Binh Phủ - con rể Chúa Trịnh.

13. Văn Sỹ Vệ
Hiện Sinh Tú Tài Văn Sỹ Vệ con Ông Văn Sỹ Đức (Phái Quỳnh Thiện) mộ quân đi giúp Hoàng Tử Lê Duy Mật (con trai thứ 10 của vua Lê Dụ Tông). Được phong là Quận Công.
           (Bài viết của Ông Văn Đức Giai – Tiến sĩ đời Tự Đức)

14. Văn Cường :
- Ông Cường Vụ Hầu Văn Cường thời Hậu Lê- Vua Lê Chúa Trịnh, có công lớn dẹp giặc được phong Quận Công. Ông có 5 người con cũng có công dẹp giặc yên dân, được quyền cao chức trọng, phú quý vinh hiển.
           (Bài viết của Ông Văn Đức Giai – Tiến sĩ đời Tự Đức)

15. Văn Thời Mận :
- Đại Vương Chánh Sứ - Tư Thừa Chánh Sứ. Ông Văn Bá Ưng làm Phó Sứ

16. Văn Bá Mông:
- Hùng Liệt Tướng Quân
(Gia phổ chi phái Văn Giai (Thanh Khai)

17. Văn Đình Chương:
- Triều Liệt đại phu hộ khoa cấp sự trung
(Gia phổ chi phái Văn Giai (Thanh Khai)

18. Văn Quý Công:
Khai Canh Triệu Cơ Tư Nông Liễu Hương Hầu mông phong Dục Bảo Trung Hưng Văn Quý Công Tôn Thần. Gia Long thứ 8 sắc phong năm 1810.
(Gia phổ chi phái Văn Nhi (Quảng Trị)

19. Văn Tiến Đạo:
- Triều Nguyễn những tướng lĩnh có công giữ nước, dẹp yên mặt Bắc trong khoảng những năm 1886-1888 đều được Triều Nguyễn thăng thụ trong đó có Ông Văn Tiến Đạo. Trước giữ chức Phó Đề Đốc sau thăng Phó Vệ Úy.
20. Văn Phú Trí:
           - Công trạng Ông Văn Phú Trí được ghi lại trong Đại nam Thực chính biên tập 37 trang 25.
(Gia phổ chi phái Hà Trung (Thanh Hóa)

21. Văn Tiến Dũng:
- Ông Văn Tiến Dũng Sinh năm 1917 mất năm 2002. Quê Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. Đại Tướng, Bộ Tưởng Bộ Quốc Phòng CHXHCNVN.
          (Tham khảo: Nguồn - Các sách sử ký, - Những người họ Văn nổi tiếng - cập nhật qua hovanvietnam.com )

TIẾN SĨ, CỬ NHÂN

1. Văn Vỹ:
 - Cuối thế kỷ 15. Đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) niên hiệu Hồng Đức năm thứ 27, có Ngài Văn Vỹ sinh năm 1470 tại xã Ái Vũ huyện Bạch Hạc – nay thuộc xã Đại Tự, Vĩnh Lạc, Vinh Phú. Năm Ông 27 tuổi Ông đỗ Đệ Tam Giáp Đồng Tiến Sĩ (Bia đá Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội số: 1310). Làm quan đến chức Hình Khoa Đô Cấp Sự Trung.

2. Văn Thế Hiền:
- Người xã Giáo Dưỡng, huyện Diên Phước, Quảng Nam. Ông đỗ Cử nhân ân khoa Tân sửu (1841) - Thiệu Trị thứ 1. Khoa năm ấy lấy 40 người Ông Văn Thế Hiền đỗ thứ 16.

3. Văn Phú Hậu:
- Người xã Mỹ Xuyên (Nam Phước), huyện Duy Xuyên, Quảng Nam. Ông đỗ Cử nhân ân khoa Nhân Dần (1842) - Thiệu Trị thứ 2. Khoa năm ấy lấy 30 người Ông Văn Phú Hậu đỗ thứ 17.


4. Văn Đức Giai:
- Sau đổi tên là Văn Đức Khuê. Ông sinh năm Đinh Mão (1807). Người xã Quỳnh Đôi-Quỳnh Lưu - Nghệ An.Ông đỗ Cử nhân khoa Quý mão(1843) - Thiệu Tri thứ 3. Khoa năm ấy lấy đậu 25 người Ông Văn Đức Giai đỗ thứ 10. Năm Ông 38 tuổi đỗ Đệ Tam Giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Thìn (1844) - Thiệu Trị thứ 4 (có bia khắc tên các Tiến sĩ tại điện Cần Chánh – Thành nội Huế). Ông là một danh thần đời vua Thiệu Trị. Làm quan tới chức Chưởng Án tại triều, nổi tiếng thanh liêm, hiền năng tài giỏi, từng mộ quân nghĩa dũng ở quân thứ Gia Định.Được thăng các chức: Lang Trung Bộ Binh, Tán Tướng Quân Vụ, sung chức Hồng Lô Tự Khanh, Lãnh Tuyên Sứ Phú Yên, về triều làm Biện Lý Bộ Hình.
Năm Quý Hợi (1863) giặc hoành hành cướp phá ở Hải An, Ông được cử làm Tán Lý Quân Vụ cùng Trương Quốc Dụng đi bình định.
Tháng 6 năm Giáp Tý (1864)  tức Hoàng Triều Tự Đức thứ 17. Hiệp Thống Trương Quốc Dụng, Tán Lý Văn Đức Khuê, Tán Tượng Trần Huy Sách, Chưởng Vệ Hồ Thiện đánh giặc ở Quảng Yên, Trương Quốc Dụng tử trận, Văn Đức Khuê chỉ huy quân phản công, vì thế yếu nên phải tuẫn tiết. Hưởng dương 56 tuổi, được truy tặng Bố Chánh Sứ.
Đương thời Ông là người thanh liêm, sớm mồ côi cha, lớn lên thờ phụng mẹ .Sau khi thi đỗ Ông về cư tang mẹ 3 năm. Người người đều sùng tôn Ông là bậc hiếu hạnh.
Trong khi làm quan. Ông  đã cất công nhiều năm tìm kiếm nguồn gốc Tổ tiên của mình, nghiên cứu về cảo của Ông Cao Biền, vè tích Tổ họ Văn được truyền khẩu, cùng các Chi phái nơi gần mộ Tổ đối chiếu về phong thủy của ngôi mộ, xác định được mộ Thủy Tổ của mình và dựng bia tại huyệt.
Công lao của Ông được các hậu duệ đời sau ghi nhớ.

5. Văn Như Kỳ
- Người xã Ngọc Xá, huyện Vĩnh Lộc, Nghệ An. Ông đỗ Cử nhân khoa Kỷ Mão (1819) – Gia Long thứ 18.

6. Văn Như Xuyến: (Con ông Văn Như Kỳ)
- Người xã Ngọc Xá, huyện Vĩnh Lộc, Nghệ An. Ông đỗ Cử nhân khoa Canh Tuất (1850) – Tự Đức thứ 3.

7. Văn Khắc Bằng:
- Người xã Lạc Phố huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ông đỗ Cử nhân khoa Nhâm Tý (1852) – Tự Đức thứ 5. Khoa năm ấy lấy 16 người Ông Văn Khắc Bằng đỗ thứ 5.

8. Văn Thế Uyển:
 - Người xã Hòa Nghĩa, huyện Tuy Viễn, Bình Định. Ông đỗ Cử nhân khoa Mậu Ngọ (1858) – Tự Đức thứ 11. Khoa năm ấy lấy 13 người Ông Văn Thế Uyển đỗ thứ 9.

9. Văn Hữu Ái:
 - Người xã Phú Quới, huyện Diên Phước (Điện Bàn), Quảng Nam. Ông đỗ Cử nhân khoa Kỷ Mão (1879) – Tự Đức thứ 32. Khoa năm ấy lấy 27 người Ông Văn Hữu Ái đỗ thứ 21.

10. Văn Hội Hữu:
 - Người xã Thủ Thiện, huyện Tuy Viễn, Bình Định. Ông đỗ Cử nhân khoa Tân Mão (1903) – Thành Thái thứ 3. Khoa năm ấy lấy 17 người Ông Văn Hội Hữu đỗ thứ 6.

11. Văn Đức Do:
 - Người xã Xuân Bàn, Nam Đàn, Nghệ An. Ông đỗ Cử nhân khoa Quý Mão (1903) – Thành Thái thứ 15. Khoa năm ấy Ông Văn Đức Do đỗ thứ 18.
  
12. Văn Vĩnh Thiệu:
 - Người xã Hữu Pháp, huyện Phù Cát, Bình Định. Ông đỗ Cử nhân khoa Bính Ngọ (1906) – Thành Thái thứ 18. Khoa năm ấy lấy 24 Ông Văn Vĩnh Thiệu đỗ thứ 17.

13. Văn Phú Trừng:
- Gia phả ghi là Quế. Người xã Mỹ Xuyên (Nam Phước), huyện Duy Xuyên, Quảng Nam. Ông đỗ Cử nhân khoa Kỷ dậu (1909) – Duy Tân thứ 3. Khoa năm ấy lấy 32 người Ông Văn Phú Trừng đỗ thứ 4. Ông có tài làm đối liểng, kinh nghĩa, văn sách .

14. Văn Vĩnh Thiệu:
- Người xã Hữu Pháp huyện Phù Cát, Bình Định. Ông đỗ Cử nhân khoa Bính Ngọ (1906) – Thành Thái thứ 18.

15. Văn Vĩ:
 - Con ông Văn Vĩnh Thiệu người xã Hữu Pháp, huyện Phù Cát, Bình Định. Ông đỗ Cử nhân năm 16 tuổi khoa Mậu Ngọ (1918) – Khải Định thứ 3. Khoa năm ấy lấy 12 Ông Văn Vỹ đỗ thứ 12.
( Từ 1 đến 15 theo Quốc triều hương khoa mục và tư liệu đã dẫn)

16. Văn Như Cương:
Ông Văn Như Cương sinh năm 1937, trong một gia đình Nho học, tại làng Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
- Tôt nghiệp Đại Học Sư Phạm Hà Nội. Khoa Toán.
- Đỗ Phó Tiến Sỹ tại Viện Hàn Lâm Khoa Học Liên Xô năm 1971.
- Ủy Viên Hội Đồng Giáo Dục Quốc Gia Việt Nam.
- Nhà Nước Việt Nam công nhận Học hàm Phó Giáo Sư.
- Hiệu Trưởng Trường Trung Học Dân Lập Lương Thế Vinh.

 Tư liệu chưa đầy đủ đang tiếp tục sưu tầm cập nhật!. Mong được góp ý và bổ sung qua hộp thư điện tử h.vandientrung@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét