Đền tướng quân Văn Quảng Đạt - Nguồn ảnh dulichsamson |
Tương truyền ngôi đền được xây dựng ngay sau khi tướng quân Văn Quảng Đạt qua đời (1514) khi nhà Vua cho phép nhân dân ở đây xây dựng đền thờ ngài làm Phúc Thần. Ngôi đền ban đầu có kiến trúc hình chữ Đinh mà nhân dân quen gọi là kiến trúc hình chuôi vồ bao gồm cổng, sân và từ đường. Tuy nhiên qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, cùng với sự tác động mãnh mẽ của thiên tai khắc nghiệt thì toàn bộ kiến trúc của ngôi đền đã bị hủy hoại nghiêm trọng. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo (lần gần đây nhất là năm 2002) được bà con trong dòng họ Văn tổ chức xậy dựng lại mới như ngày nay.
Đền thờ tướng quân được
bố trí tại địa điểm hài hòa trong tổ chức xóm làng, cái đẹp nổi trội trong công
trình kiến trúc này là sự phối hợp một cách hài hòa giữa một bên là địa hình
của làng Núi cổ dưới chân dãy núi Trường Lệ và một bên là phong cảnh hữa
tình của biển biếc Sầm Sơn. Đây chính là điểm nâng cao giá trị thẩm mỹ
của di tích này.
Tướng quân Văn Quảng
Đạt sinh ngày 06 tháng 03 năm Ất Dậu (1465) tại làng Sơn Thôn (nay được gọi là
khu phố Sơn Thủy), bên chân núi Trường Lệ. Tương truyền từ nhỏ ông vốn là người
ham học, có sức khỏe, tính tình cương trực nhân hậu, nổi tiếng khắc vùng về môn
võ vật, nên có khả năng tập hợp dân làng luyện tập, tự trang bị vũ khí để bảo
vệ dân, chống cả bọn cướp biển. Ngoài ra ông còn là người thích quan sát nên có
kiến thức sâu rộng không chỉ về nho học mà còn cả về tình hình xã hội đương
thời. Bởi vậy dân làng, các đồng môn thường gọi ông là “Thần đồng”.
Sinh ra trong bối cảnh
lịch sử lúc bấy đã có sự chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa,xã hội.
Xã hội hình thành hai giai cấp chính: địa chủ phong kiến và nông dân. Nhờ sự nỗ
lực của nhân dân và nhà nước mà nền kinh tế nhanh chóng được phục hồi và phát
triển. Cuộc sống của nhân dân được thanh bình và ổn định. Nền độc lập và thống
nhất của nước Đại Việt được củng cố và có thể nói, bấy giờ Đại Việt là nước
cường thịnh nhất của cả khu vực nam Trung Quốc. Dưới triều đại nhà Lê giáo dục,
khoa cử được quan tâm chú ý và phát triển mạnh mẽ. Nhà Lê khuyến khích việc học
tập thi cử bằng cách đặt lệ xướng danh, treo bảng, ban áo mũ, phẩm tước, dựng
bia tiến sĩ và lệ vinh quy bái tổ. Nội dung thi cử chủ yếu là nho giáo. Lúc bấy
giờ Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Sống trong bối cảnh lịch sử đóvới ý trí,
kiến thức được tích lũy từ trẻ, Văn Quảng Đạt muốn đem sức mình đóng góp vào sự
phát triển của đất nước, quê hương bằng cách đỗ làm quan thông qua con đương
học hành, thi cử.
Năm 1484, ông ra Thăng
Long tìm thầy tu học, mở mang hiểu biết thêm về nho học. Năm 21 tuổi ông ra ứng
thí, theo tộc phả họ Văn cho biết, khóa này ông trúng đến Tam Khoa (Tộc phả
không nêu Tam Khoa của kỳ thi Hương, Hội, hay Đình. Nếu kỳ thi Hương ông đỗ
Sinh Đồ, nếu kỳ thi Hội ít nhất ông đỗ Hương Cống mới được tham dự. Như vây, dù
ở kỳ thi nào ông cũng là nho sĩ đỗ đạt). Sau khi đỗ ông trở về quê hương dạy
học được 5 năm. Năm Canh Tuất (1490) niên hiệu Hồng Đức, Văn Quảng Đạt được vua
Lê Thánh Tông triệu về kinh bổ dụng làm quan.
Những năm làm quan, Ông
Văn Quảng Đạt được tham chính để xây dựng bộ máy trung ương tập quyền, những
đóng góp của ông đã góp phần giúp bộ máy phát triển theo khuynh hướng quân chủ
chuyên chế, năng lực, đức hạnh cá nhân ông được nhà Vua tin dùng, cảm hóa được
văn võ bá quan, mọi người kính phục.
Tướng quân Văn Quảng
Đạt là một trong 6 người đứng đầu một bộ, tham gia viết bộ luật Hồng Đức. Đây
là bộ luật thể hiện rõ ý thức giai cấp của nhà Lê trong các mối quan hệ nhưng
cũng phản ánh khá rõ nét tính dân tộc. Ở đây nổi lên ý thức bảo vệ quyền lợi
của người phụ nữ, của người dân tự do cũng như ý thức bảo vệ độc lập dân tộc và
toàn vẹn lãnh thổ. Nó đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử pháp quyền
Việt Nam.
Năm Giáp Dần (1494)
niên hiệu Hồng Đức, với những đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước,
cùng với lòng trung hiếu, đức tính thẳng thắn, liêm chính, tận tụy công lao của
ông được Vua Lê Thánh Tông ghi nhận phong chức Tả Vệ Vương Quốc Công, đứng đầu
một ban.
Năm 1497 Lê Hiến Tông
lên ngôi lấy niên hiệu là Cảnh Thống (1497 – 1504), tướng quân Văn Quảng Đạt
vẫn được trọng dụng, ông được tham gia vào việc củng cố ngôi báu của vị quân
vương mới, ổn định nội bộ triều chính và đất nước.
Những năm sau với sự nối
ngôi của của Lê Túc Tông (1504), Lê Uy Mục (1504 - 1509) nhà Lê xuất hiện nhiều
dấu hiệu suy nhược. Tầng lớp thống trị ăn chơi xa đọa, nhà vua và triều thần
suốt ngày chìm đắm trong hoan lạc. Các đại thần liên chính, trong đó có Văn
Quảng Đạt đã khuyên can vua “ Đuổi bỏ kẻ tà nịnh, công bằng tuyển bổ quan lại,
cấm hối lộ để bỏ thói tham ô”. Tuy nhiên, mọi lời khuyên can đều bị Vua để
ngoài tai.
Năm Mậu Thìn (1508) do
khuyên can vua không được, ông xin cáo quan về quê tại làng Núi tiếp tục mở
trường dạy học được 7 năm thì ông qua đời vào ngày 25 tháng 6 Giáp Tuất, niên
hiệu Hồng Thuận (1514), hưởng thọ 50 tuổi.
Sau khi ngài mất, nhà
nước phong kiến đương thời cho làng Núi dựng đền Tự Pháp Sơn, dưới chân núi
Trường Lệ để thờ ngài làm phúc của làng, giao cho dòng họ Văn thờ phụng, hương
khói quanh năm. Sau này các bài vị đồ thờ hậu duệ họ Văn đều được quy tụ về
đây, trở thành đền thờ họ Văn, lập ngài Tướng quân Văn Quảng Đạt là Thủy Tổ họ
Văn (*). Các triều đại phong kiến đương thời và kế tiếp đều sắc phong cho ngài là
Thượng đẳng thần, gọi ông là Tả vệ Vương Quốc Công Văn Tiên sinh Đại tướng.
Để tưởng nhớ công lao
của ngài con cháu trong dòng họ Văn và nhân dân thập phương ngoài việc hương
khói quanh năm thì ở đay diễn ra 4 lễ chính trong năm như:
Lễ Tế Họ, kỳ phúc
thường niên, ngày 15 tháng 2 âm lịch (lễ đầu năm)
Lễ Sinh Nhật Ngài, và
được đăng quang tướng quân, ngày 06 tháng 3 âm lịch (lễ vào hè)
Lễ Viên Tịch, ngày 25
tháng 6 (lễ tạ hè)
Lễ Tế Họ, thường niên,
cơm mới, ngày 15 tháng 10 (lễ tạ Tất Niên).
Trong những ngày lễ,
đây thực sự là ngày đoàn viên của con cháu trong dòng họ. Đây cũng là ngày để
con cháu báo công với tổ tiên những việc mình đã làm và những dự định trong
tương lai. Đồng thời đây cũng là dịp để khách thập phương dâng lên những nén
hương thơm thành kính tri ân công lao của Tướng quân Văn Quảng Đạt.
Ngày di tích đền Tướng
quân Văn Quảng Đạt - Họ Văn được Sở Văn hóa TT & Du Lịch xếp hạng là
di tích lịch sử cấp tỉnh ngày 31/1/2013.
-------------
(*): Bài để tham khảo
(*): Bài để tham khảo
Bài để tham khảo vì cần phải thảo luận thống nhất nhiều việc liên quan đến nhiều họ Văn Việt Nam.Mong sự trao đổi của bà con thân tộc.
Trả lờiXóaHọ Văn QNĐN